Cách vệ sinh bảo dưỡng máy sấy quần áo
Máy sấy quần áo dần trở thành thiết bị gia dụng thân thuộc trong gia đình Việt và như mọi thiết bị khác, chúng cũng cần được vệ sinh định kỳ để đảm bảo hoạt động tốt, tăng tuổi thọ. Cần lưu ý, nếu không được làm sạch đúng cách, máy sấy quần áo có thể gây ra mối đe dọa lớn tới sức khỏe của bạn và độ an toàn cho ngôi nhà của bạn.
Khi nào thì bạn nên kiểm tra và vệ sinh máy sấy quần áo?

Nếu bạn sấy quần áo và thấy chúng lâu khô, tiếng động cơ nghe không êm thì nên kiểm tra thiết bị. Có thể những xơ vải tích tụ gây kẹt nghẽn trong ống thông hơi, ngăn cản luồng hơi thoát ra ngoài. Ngoài ra, nếu bạn sờ vào thân máy và thấy khu vực điều khiển nóng hơn bình thường, chắc chắn bạn nên ngắt nguồn điện để rà soát từng bộ phận của máy, đặc biệt là bộ phận thông hơi, bộ phận cửa hút khí.
Vì sao phải vệ sinh, bảo dưỡng máy sấy quần áo
Một nghiên cứu của Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy quốc gia Mỹ cho thấy, từ năm 2014 tới 2018, 32% vụ cháy máy sấy quần áo gia dụng là do không làm sạch khay lọc bụi vải. Nguyên nhân là do bụi vải tích tụ lâu ngày ở bộ lọc làm cản trở sự lưu thông không khí, mà không khí trong máy sấy là không khí nóng, nếu nó không được lưu thông mà tích tụ trong máy sẽ sinh là lượng nhiệt cao, gây ảnh hưởng rất lớn đến động cơ và các khí cụ điện bên trong máy.

Vệ sinh máy sấy sao cho đúng cách?
Lưới lọc (khay chứa xơ vải) và lỗ thông hơi là hai khu vực chính tích tụ sợi vải vụn, do đó, chỉ cần bạn làm sạch hai bộ phận này bạn có thể đảm bảo an toàn cho thiết bị.
Trước khi vệ sinh máy sấy, hãy luôn kiểm tra các khuyến nghị của nhà sản xuất và ngắt nguồn điện của thiết bị. Sau đó, bạn kéo khay/lưới chứa xơ vải ra và đổ rác vào thùng. Bước hai, bạn lấy máy hút bụi, khăn ẩm lau sạch các xơ vải còn sót lại trong khay lẫn khu vực đặt khay để đảm bảo bên trong sạch sẽ hoàn toàn. Theo Architectural Digest, xơ vải dễ cháy nên bạn nên vệ sinh lưới lọc thường xuyên, đặc biệt nếu bạn sử dụng máy với tần suất cao.

Sử dụng cọ mềm và máy hút bụi để vệ sinh
Đối với dòng máy thông hơi, với bộ phận lỗ thông hơi của máy sấy nằm ở phía sau thiết bị, bạn tháo kẹp ra và làm sạch từng phần riêng rẽ. Các lỗ thông hơi của máy sấy nên được kiểm tra và làm sạch ít nhất mỗi năm một lần, tùy thuộc vào quy mô của hộ gia đình và cách sử dụng máy sấy. Nếu bạn sử dụng máy sấy thường xuyên, một năm, bạn nên làm sạch bộ phận này khoảng 2-3 lần.
Với ống thông hơi, bạn có thể dùng chổi cọ, bàn chải nhỏ quét sạch bên trong ống để làm sạch các sợi vải, tóc… còn bám lại trên thân ống. Bạn có thể làm sạch ống bằng cách sử dụng máy hút bụi cầm tay. Sau cùng, bạn gắn lại ống thông hơi vào vị trí ban đầu.
Đối với dòng máy ngưng tụ, Heat-pump, Làm sạch bộ lọc xơ vải – chúng tôi nhấn mạnh điều này. Bộ lọc xơ vải bị tắc không chỉ làm giảm hiệu quả của máy sấy mà còn là nguyên nhân chính dẫn đến cháy máy sấy.
Đổ hết nước trong két nước (kiểu máy ngưng tụ và máy bơm nhiệt) hoặc đổ vào ống thoát nước.
Bước cuối, bạn bật nguồn, khởi động máy sấy, để nó chạy không tải trong vài phút cho đến khi thấy máy hoạt động ổn.
Mẹo để máy sấy bền hơn:
– Với các loại vải nhiều xơ, tốt nhất nên phơi ngoài không khí thay vì cho vào máy sấy.
– Luôn giữ lồng sấy sạch sẽ, không để máy chạy quá tải.
– Nếu bạn thấy ống thông hơi có bất cứ vấn đề gì (nứt, hư hỏng), nên gọi thợ kiểm tra thật kỹ.
– Làm sạch bề mặt bên ngoài bằng khăn ẩm mềm
– Hút sạch xơ vải ra khỏi cửa hút khí, lỗ thông hơi và các kẽ hở.
Một số mẹo để vệ sinh bảo dưỡng cho máy sấy của hãng Bosch
Sở hữu nhiều tính năng vượt trội, kiểu dáng thiết kế hiện đại và sang trọng. Máy sấy quần áo Miele, Bosch ngày càng được người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn sử dụng nhiều hơn. Nếu bạn cũng muốn trải nghiệm chiếc máy sấy tiện ích này hãy liên hệ ngay với Bếp Lê Phan qua số hotline: 1900 2323 87 để được tư vấn nhé.
- Đảm bảo sản phẩm chính hãng 100%
- Thời gian bảo hành sản phẩm trong vòng 24 tháng
- Đổi trả hàng linh hoạt trong vòng 10 ngày, do lỗi sản xuất
- Dịch vụ giao hành nhanh chóng và tiện ích.